Lễ Hội Đền Sái

Lễ hội đền Sái gắn liền với sự tích vua An Dương Vương nhiều lần xây thành cổ loa nhưng bị yêu tinh gà trắng phá sụp. Nhà vua thỉnh cầu thần linh và được Huyền Thiên Trấn Vũ sai thần Kim Quy tới giúp, để ghi nhớ công ơn nhà vua cho xây đền thờ ở đỉnh núi thất diệu, nay là đền Sái. Lễ hội đền Sái là dịp để con cháu tưởng nhớ công ơn của nhà vua đã xây dựng thành Cổ Loa. Để tránh hao tốn tiền bạc của con dân, nhà vua ra chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả, từ đó trở thành truyền thống của người dân làng Thụy Lôi.

Chú Nguyễn Quang Vinh, năm nay 73 tuổi được dân làng chọn đóng vua giả. Người được chọn làm vua giả phải là người đã trải qua lễ thượng thính (lễ thọ 55 tuổi) và đã từng đóng vai quan, chúa giả trước đó.
Chúa trong Đền Sài làm lễ thỉnh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ.
Chú Trần Văn Tích, năm nay cũng 73 tuổi, được nhận vai trò Chúa giả. Khuôn mặt được hóa trang màu đỏ đặc trưng.
Sau đó, Chúa vòng sang đền Thượng làm nghi thức chém gà tinh.
Vua và Chúa cùng trở lại đền Sài để bái yết Huyền Thiên Trấn Vũ.
Nghi thức bái tạ trong đền Sài.
Cùng với vua và chúa là bốn vị quan tứ trụ bao gồm quan trấn phủ, quan tám lý, quan đề lĩnh, và quan tự vệ.
Từ đền Sài, chúa được đưa lên kiệu bắt đầu nghi lễ rước về đình làng.
Rước kiệu chúa là thanh niên trai tráng khỏe mạnh được chia làm hai tốp, để luân phiên thay nhau.
Còn ở đền Thượng, kiệu của vua sẽ chờ kiệu thánh đi trước để dẹp đường.
Những vũ công trong những bộ trang phục truyền thống rực rỡ cùng âm nhạc luôn đi cùng các kiệu.
Kiệu rước của các quan đi ngay phía sau kiệu vua.
Đội quân tốt nhí, con cháu của các bô lão, cũng đứng xếp hàng ngay ngắn để rước kiệu.
Già trẻ lớn bé trong làng đều háo hức chờ trông đoàn rước kiệu khởi hành.
Không khí năm nay vô cùng náo nhiệt sau ba năm lễ hội bị hoãn vì Covid.
Trong đó, đoàn rước kiệu Chúa là sôi động nhất với những màn xoay vòng và nâng kiệu chạy dẹp đường.
Không chỉ người dân làng Thụy Lâm, khách du lịch khắp phương đều hòa chung vào hàng người rước kiệu rộn ràng.

You may also like

Back to Top